Theo tương truyền, vua Minh Mạng là người đã phát hiện ra dãy núi Ngũ Hành khi ông vi hành tới đây vào đầu thế kỷ XIX. Trong đó, hòn Thủy Sơn được nhiều người đánh giá có vẻ đẹp vượt trội so với 5 ngọn núi khác: Kim Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng của Đà Nẵng. Giữa những hang động, chùa – tháp, vọng đài thì động Âm Phủ ở Đà Nẵng thuộc Hòn Thủy Sơn với nhiều điều huyền bí và diệu kỳ, cuốn hút du khách ghé vào tham quan, khám phá.
Động Âm Phủ ở Đà Nẵng nằm dưới chân Thủy Sơn là một trong những hang có chiều dài, rộng và địa thế phức tạp nhất trong hệ thống các hang động có tại Ngũ Hành Sơn, cũng chính là vua Minh Mạng, sau khi tận mắt nhìn thấy sự huyền bí của hang động này, ông đã đặt cho nó cái tên “động Âm Phủ”.
Sau khi tận mắt nhìn thấy sự huyền bí của hang động này, vua Minh Mạng đã đặt cho nó cái tên “động Âm Phủ”
Du khách vào khám phá động bằng cách đi vòng phía sau núi Thủy Vân. Đầu tiên, du khách sẽ phải đi qua cây cầu Âm Dương để có thể tiến vào bên trong hang động. Truyền thuyết xưa kể rằng đây là cây cầu bắc trên sông Nại Hà, nơi người chết phải đi qua khi xuống âm phủ. Theo thông tin được chia sẻ, chiếc cầu này đã được làm và đặt tại đây hàng trăm năm về trước bởi bàn tay tỉ mỉ của những nghệ nhân làng mỹ nghệ Non Nước.
Du khách sẽ phải đi qua cây cầu Âm Dương để có thể tiến vào bên trong động Âm Phủ ở Đà Nẵng
Bước qua cầu Âm Dương, du khách không khỏi sự sợ sệt khi tiến vào lối đi chập chờn sáng tối, lạnh lẽo bởi những cơn gió khẽ luồn vào hang động, thi thoảng tiếng vỗ cánh phành phạch của những chú dơi, bất chợt vang lên phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng làm khách tham quan giật bắn mình.
Lối đi chập chờn sáng tối trong động Âm Phủ
Động Âm Phủ Đà Nẵng chia làm hai ngả, một ngả lên thiên đường và một ngả xuống địa ngục. Đường lên thiên đường ấm áp, rực rỡ bởi những ánh nắng đầy đủ sắc màu tươi sáng, với "đỉnh trời" là không gian hướng nhìn ra biển. Tại đây du khách có thể quan sát được làng mỹ nghệ Non Nước ở phía dưới với khung cảnh nên thơ.
Ngược lại với bao nhiêu ánh sáng tươi đẹp, con đường xuống địa ngục thì lạnh lẽo và tăm tối, tuy nhiên con đường dẫn tới tận cùng địa ngục này sẽ mang đến cho du khách nhiều bài học nhân sinh quý báu, giúp con người hướng thiện. Hẳn thế, dù rùng rợn, âm u nhưng không ít du khách cũng quyết tâm chọn ngả xuống địa ngục cho hành trình khám phá động Âm Phủ của mình.
Động Âm Phủ chia làm hai ngả, một ngả lên thiên đường và một ngả xuống địa ngục
Tại trung tâm động Âm Phủ Đà Nẵng có bức tượng thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đây là vị bồ tát dưới địa ngục, cứu độ chúng sinh trong lục đạo luân hồi. Vào sâu bên trong là tượng các vị pháp quan cai quản 10 phương địa ngục và 12 cửa ngục. Lối dẫn vào 12 cửa ngục khá hẹp, khắp dọc đường đi du khách sẽ không ít lần hốt hoảng, giật mình khi nhìn thấy những bức phù điêu, tượng đắp nổi tái hiện lại khung cảnh của chốn âm ti như hình ảnh “Đầu trâu Mặt ngựa” đang hành pháp người có tội, cân Công Lý để đong đếm công và tội của con người, Sám Hối đài với hình tượng hai bàn tay nâng đỡ trái tim lửa có chữ Tâm, suối Giải Oan để gột rửa oan ức. Hay hình ảnh những hình phạt ghê rợn đối với người có tội như ngồi bàn chông, nấu dầu, bị trói vào cột đồng châm lửa đốt,…
Những bức tượng tái hiện khung cảnh hành pháp ghê rợn chốn âm ti
Cuối động Âm Phủ Đà Nẵng là ngục A Tỳ, nơi có hình tượng Mục Kiền Liên, một vị Bồ Tát, vì thương mẹ là Thanh Đề bị đày do gây nhiều ác nghiệp mà không màng khó khổ đi cứu mẹ. Mục Kiền Liên đã cùng nhiều chư tăng dùng hạnh đạo của mình để phát tâm nguyện đền trả nhẹ nghiệp giúp bà sớm siêu thoát. Câu chuyện đạo hiếu ấy đã được lưu truyền, để ngày Rằm tháng Bảy hàng năm, người Việt mượn dịp Vu Lan tỏ lòng hiếu kính cha mẹ.
Ngục A Tỳ và tấm lòng đạo hiếu của Mục Kiền Liên
Tất cả đều hình ảnh tại 10 phương địa ngục đều được mô phỏng hết sức rõ nét những cảnh giới mà con người sẽ được thọ hưởng hoặc bị quả báo sau khi chết.
Tất cả đều hình ảnh tại 10 phương địa ngục đều được mô phỏng hết sức rõ nét những cảnh giới mà con người sẽ được thọ hưởng hoặc bị quả báo sau khi chết
Mức phí tham quan động Âm Phủ (mức giá tham khảo tùy từng thời điểm):
+ Người lớn: 20.000đ/khách
+ Học sinh, sinh viên: 7.000đ/khách
+ Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí vé tham quan
Ngoài động Âm Phủ Đà Nẵng, khi đến hòn Thủy Sơn du khách còn có thể ghé thăm các địa điểm khác nổi tiếng như: động Huyền Không - nơi du khách có thể về với cội nguồn tâm linh kỳ ảo giữa vùng núi đá linh thiêng; chùa Tam Thai – ngôi chùa lưu giữ tấm kim bài hình quả tim lửa bằng đồng ghi lại bút tích của vua Minh Mạng ban tặng; chùa Linh Ứng Non Nước – một trong ba ngôi chùa nổi tiếng có cùng tên tại Đà Nẵng; Vọng Giang Đài – đứng tại nơi đây, du khách có thể quan sát bao quát cả một vùng trời biển bao la, xanh mát và nhìn thấy được cả Cù Lao Chàm.
Chùa Tam Thai – ngôi chùa lưu giữ tấm kim bài hình quả tim lửa bằng đồng ghi lại bút tích của vua Minh Mạng ban tặng
Động Âm Phủ ở Đà Nẵng là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của tạo hóa và bàn tay tài hoa của người thợ đá Non Nước trong ngọn Ngũ Hành Sơn, đã khắc tạo nên những những kiệt tác tuyệt vời. Đến với nơi đây du khách sẽ chiêm nghiệm được những triết lý nhân sinh sâu sắc. Từ đó thay đổi tâm tính, cải tà thành thiện, kiến tạo một đường lối nhân luân tốt đẹp.