Phân viện sinh học Đà Lạt (hay còn gọi là phân viện sinh học Tây Nguyên) một trong những điểm check in mới nổi của giới trẻ. Khi đến đây bạn không chỉ được khám phá, tìm hiểu về những loại động thực vật quý hiếm của cao nguyên Lâm Viên. Mà còn có thể chụp được những bộ hình sống ảo chất phát ngất tại đây.
Toàn cảnh Phân Viện Sinh Học Đà Lạt
Địa chỉ phân viện sinh học Đà Lạt tại số 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP Đà Lạt. Cách chợ Đà Lạt cũng khá xa. Giờ mở cửa của phân viên sinh học Đà Lạt là 8h00 sáng, nên nếu bạn và gia đình muốn đến đúng giờ thì nên đi trước 30 phút bạn nhé!
Vai trò của Phân Viện Sinh Học Đà Lạt là điều tra, nghiên cứu hệ động, thực vật Tây Nguyên. Bảo vệ và phục hồi các loại sinh vật quý hiếm. Các nguồn gen, lưu trữ tiêu bản, thực vật, động vật. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật Tây Nguyên. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp sinh học hiện đại trong công tác nhân giống và cải tạo cây trồng, vật nuôi, bảo quản nguồn gen. Xây dựng ngân hàng gen thực vật Tây Nguyên
Nghiên cứu cơ bản về công nghệ vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường. Chế biến, bảo quản thực phẩm. Thuần dưỡng và phát triển một số loài vi sinh vật và nấm có giá trị kinh tế. Xây dựng bộ giống vi sinh vật và nấm. Nghiên cứu chiết tách các hoạt chất sinh học từ thực vật. Bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao phục vụ cho các lĩnh vực dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp.
Xây dựng Bảo tàng, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý bộ sưu tập mẫu vật đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức. Tuyên truyền giáo dục về thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu sinh học.Tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho vùng Tây Nguyên.
Phân viện sinh học Đà Lạt giá vé chỉ 10.000/người. Thật là một nơi thú vị và bổ ích để tham quan đúng không?
Bộ xương động vật được trưng bày trong Phân viện sinh học Đà Lạt
Những loài động vật được trưng bày ở đây rất đa dạng và phong phú. Theo từng bộ, lớp như: bộ linh trưởng gồm culi nhỏ voọc vá chân đen, voọc bạc, khỉ cộc, vượn đen. Bộ gậm nhấm gồm nhím đuôi ngắn, dúi mốc lớn, sóc bay, sóc chân vàng, sóc nâu. lớp lưỡng thê bò sát như các loài rắn, tò te, thằn lằn, kỳ nhông, cá sấu, trăn, vích, đồi mồi, kỳ đà. Cùng các loại thú quý hiếm như: Trâu rừng, Tê Tê, Voi, Hổ, Vượn Đen, Cheo Cheo…
Ngoài ra ở tầng 2 của Phân Viện Sinh Học còn có 2 mô hình vũ trụ, mô hình sao Kim, sao Hỏa. Để bạn có thể tìm hiểu về sự vận hành của các hành tinh trong vũ trụ.
Tầng ba, tầng bốn của Phân viện sinh học đà lạt là nơi nghiên cứu về thực vật: chiết tách các thành phần của cây thông lá đỏ để lấy chất chống ung thư; nuôi cấy các loài mô lan và hoa kiểng; nghiên cứu nuối trồng nấm để đưa ra phương pháp, kỹ thuật phổ biến phục vụ đời sống người dân như: nấm rơm, nấm mỡ…
Phân viện sinh học Đà Lạt nhìn phía trên
Phân Viện Sinh Học Tây Nguyên được người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỉ trước. Và một điều đặc biệt là chất liệu chính xây dựng nên nơi này được là đa phần bằng đá. Mang lối kiến trúc Pháp cổ điển với rất nhiều những ô cửa sổ càng tạo nên vẻ cổ kính và huyền ảo.
Ngày trước người ta đến đây chỉ để tham quan, nghiên cứu về những loại động thực vật. Nhưng bây giờ nơi này đã trở thành một “thánh địa” sống ảo cực “hot hit” của giới trẻ.
Những bức tường bằng đá đã cũ, tạo nên một cảm giác ma mị khi bạn chụp hình tại đây. Chỉ cần chọn góc chụp, chỉnh màu phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ có những tấm hình nhìn chẳng khác gì bạn đang ở một nhà thờ nơi trời Âu.
Phân viện sinh học Đà Lạt