Khám phá nghề dệt thổ cẩm truyền thống của làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận

Khám phá nghề dệt thổ cẩm truyền thống của làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận

 

Đồng bào Chăm Ninh Thuận nổi tiếng với ba làng nghề truyền thống bao gồm nghề thuốc cổ truyền của làng Phước Nhơn, nghề gốm của làng Bàu Trúc và nghề dệt thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp. Độc đáo trong ba làng nghề này, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp được biết đến như một nét tinh hoa trong nghệ thuật với sức hút cực mạnh.

Làng hiện thuộc địa phận thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách làng Bàu Trúc 2km và thành phố Phan Rang 12km. Để di chuyển đến đây, bạn có thể sử dụng các phương tiện thông dụng đường bộ như taxi, xe máy, xe ô tô riêng hay dịch vụ xe tham quan Ninh Thuận với mức giá tốt nhất. Về cung đường di chuyển thì bàn hoàn toàn yên tâm về ứng dụng chỉ đường của google map dưới đây.

Theo tương truyền, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm đã có từ lâu đời. Nói cách khác, nghề dệt thổ cẩm là nghề có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất các nghề truyền thống còn sót lại đến hiện nay. 

 Riêng với nghề dệt thổ cẩm của làng Chăm Mỹ Nghiệp thì tương truyền được hình thành từ khoảng thế kỷ VI. Tổ nghề khai sáng chính là Po Yang Inư Nagar [mẹ xứ sở], là nữ thần lớn của vương quốc Champa. Thần còn có tên nữa là Muk Juk (người Việt gọi là Bà Đen), người Chăm gọi là Patao Kumay [vua của đàn bà] hoặc Stri Ratjnhi [chúa của phụ nữ].

Trải qua bao năm tháng lịch sử, đến nay nghề dệt vẫn được hậu duệ đời sau lưu truyền, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ. Thể hiện cho điều này, năm 2017 Sở VHTT & Du lịch đã kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ tinh thần để sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.

 [… Tinh hoa và nghệ thuật của nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm làng Mỹ Nghiệp …]

Phải nói rằng, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm làng Mỹ Nghiệp nói riêng đều mang một tinh hoa đạt mức đỉnh cao trong nghệ thuật. 

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phương thức và chất lượng sản phẩm của mỗi dân tộc đều như nhau. Mà ngược lại, dựa vào điều kiện đặc trưng từng vùng, óc sáng tạo cũng như sự thừa hưởng nét tinh túy từ các thế hệ mà mỗi dân tộc đều có nét riêng cho mình. 

Nghề dệt làng Chăm Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận cũng vậy. Để tạo nên điểm nhấn đặc trưng cho riêng mình, các nghệ nhân qua bao đời đã giữ nguyên nét nguyên bản truyền thống với nhiều cách hết sức đa dạng và sinh động.

Cụ thể, trước khi tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như thể hiện các yếu tố. Thổ cẩm sẽ trải qua các công đoạn bao gồm tách hạt lấy bông, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải và đánh ống. Trong các công đoạn này, giai đoạn nhuộm, chải, và đánh ống sợi thổ cẩm được chú trọng kỹ lưỡng vì đây là những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm có được đảm bảo hay không.

Quá trình dệt trên khung vuông hay khung dài sẽ trải qua khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, tùy theo sản phẩm. Quan trọng là quy trình dệt đỏi hòi nghệ nhân thực hiện phải luôn tập trung cao độ, nhịp nhàng, kiên trì cũng như ghi nhớ từng bước cụ thể để làm sao đường nét trên tấm thổ cẩm toát lên tinh xảo nhất.

[… Giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống …]

Từ khi nghề dệt thổ cẩm được bà Ponagar truyền dạy cho vợ chồng Ong Xa và bà Chaleng, sau đó được lan rộng mạnh mẽ đến người dân làng Mỹ Nghiệp. Nghề dệt thổ cẩm đã thể hiện nghề truyền thống mẹ truyền con nối. Chính vì vậy, một trong những đầu tiên phải có chính là những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được Muk Thruh Palei [bà tổ quê hương] đặt ra cho phụ nữ Chăm để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

Dệt thổ cẩm truyền thống trên khung vuông của làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận [Ảnh: Inra Jaya]

Dệt thổ cẩm truyền thống trên khung vuông của làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận [Ảnh: Inra Jaya]

Bằng những điều này, sản phẩm thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp đã được nhiều người biết đến bởi chất lượng tốt và mẫu mã đa dạng. Vì thế mà nghề dệt truyền thống làng Mỹ Nghiệp đã được truyền bá rộng rãi từ các làng Hữu Đức, Chung Mỹ, Văn Lâm… ở Ninh Thuận đến các làng xa xôi nhất ở Bình Thuận. 

Dệt thổ cẩm trên khung dệt dài [Ảnh: Inra Jaya]

Dệt thổ cẩm trên khung dệt dài [Ảnh: Inra Jaya]

Tuy nhiên, nghề dệt truyền thống ở làng Mỹ Nghiệp có sự khác biệt là việc thêu dệt chính là thanh niên, còn con gái ngồi khung kéo sợi, khung cửi còn con trai cắt, may thành sản phẩm.

Trang phục các chức sắc được may từ thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp Ninh Thuận [Ảnh: Inra Jaya]

Trang phục các chức sắc được may từ thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp Ninh Thuận [Ảnh: Inra Jaya]

Sự giữ gìn và phát triển nghề truyền thống làng dệt Mỹ Nghiệp được ấn định và phát triển mạnh nhất có thể xem là vào năm 1992. Đây là thời điểm được xem là giai đoạn hồi sinh khi cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Inrahani của chị Thuận Thị Trụ được thành lập. 

Nghề dệt thổ cẩm của làng Chăm Mỹ Nghiệp được lưu truyền qua các thế hệ [Ảnh: Inra Jaya]

Nghề dệt thổ cẩm của làng Chăm Mỹ Nghiệp được lưu truyền qua các thế hệ [Ảnh: Inra Jaya]

Với sự hợp tác với các công ty may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh và sự nhận thấy giá trị, ý nghĩa to lớn của làng nghề. Chính quyền các cấp ở trong tỉnh đã vận dụng linh hoạt những chủ trương và chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề của Nhà nước giúp người dân Mỹ Nghiệp có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất để phát triển làng nghề. 

Nghề dệt thổ cẩm Chăm Ninh Thuận gắn liền với người phụ nữ [Ảnh: Inra Jaya]

Nghề dệt thổ cẩm Chăm Ninh Thuận gắn liền với người phụ nữ [Ảnh: Inra Jaya]

Từ đó đến đây, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp đã góp phần vào việc giới thiệu sản phẩm văn hóa trong du lịch và góp phần phát triển văn hóa dân tộc Chăm trong tỉnh nói riêng và khu vực miền trung nói chung.

[…đa dạng sản phẩm từ thổ cẩm được dệt từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận …]

Ngoài đường nét, hoa văn thể hiện trên thổ cẩm chính yếu tố chính thể hiện sự quý phái, sang trọng cho sản phẩm. Để làm được điều này, các nghệ nhân đã dùng các hoa văn cổ từ xưa như thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, đặc biệt là các hoa văn về Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm Văn cầu vòng đủ các sắc màu của đất trời, thật ấn tượng.

Đây cũng là chính là lý do vì sao mà mỗi tấm thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp đều có những nét riêng biệt cho dù được dệt bởi cùng một nghệ nhân. Đó là lý do vì sao, khi đứng trước hàng trăm tấm thổ cẩm, bạn khó có thể tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách.Sản phẩm thổ cẩm làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận [Ảnh: Inra Jaya]

Sản phẩm thổ cẩm làng Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận [Ảnh: Inra Jaya]

Có một điều đặc trưng khi nói về các sản phẩm thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp là không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Mặc dù tất cả đều được dệt chung trên một khung dệt và hoa văn đều được sáng tạo từ một ý tưởng trong quá trình thực hiện. Đây chính là nét riêng của nghề dệt làng Chăm Mỹ Nghiệp mà đến nay chưa có nghề dệt nào làm được.

Bên cạnh những điều này, sản phẩm thổ cẩm làng dệt Mỹ Nghiệp còn nổi bật bởi sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại. 

 [… những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan làng dệt thổ cẩm Chăm truyền thống Mỹ Nghiệp Ninh Thuận …]

Một chuyến du lịch Ninh Thuận chắc chắn có nhiều nơi để đến. Tuy nhiên, với làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á còn sót lại sau bao biến cố lịch sử thì nhất định phải đến đây một lần.

Khách du lịch tham quan trung tâm trưng bày sản phẩm thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp [Ảnh: Võ Văn Định]

Khách du lịch tham quan trung tâm trưng bày sản phẩm thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp [Ảnh: Võ Văn Định]

Tại đây, quý khách sẽ hiểu hơn về nét văn hóa trong đời sống thường ngày của đồng bào. Được tận mắt chứng kiến nghệ thuật dệt thổ cẩm theo cách thức nguyên bản từ xưa. Được lắng nghe những câu chuyện thăng trầm của những nghệ nhân mang sứ mệnh gìn giữ, phát huy nét đẹp của nghề. Và quan trọng được một lần trải nghiệm cách dệt thổ cẩm trên khung dệt cổ xưa.

Trải nghiệm dệt thổ cẩm Chăm truyền thống [Ảnh: Võ Văn Định]

Trải nghiệm dệt thổ cẩm Chăm truyền thống [Ảnh: Võ Văn Định]

Chuyến tham quan tại làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp còn nhiều điều thú vị khác. Để thêm sinh động, bạn có thể kết hợp với làng gốm Chăm Bàu Trúc và mô hình du lịch sinh thái văn hóa Sen Charai. Ở đây, không gian về một văn hóa độc đáo sẽ cho bạn những cái nhìn tuyệt đẹp.

THÔNG TIN DU LỊCH KHÁC
 CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN HOÀN VŨ
Địa chỉ: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0919 991 150 - 0919 532 040
Zalo: 0919 991 150
Hotline: 0919 991 150